09/03/2009
Xem cỡ chữ
Sử dụng kết quả kiểm toán cho các quyết định của Quốc hội về các vấn đề kinh tế - tài chính Trong tiến trình đổi mới của đất nước, cùng với việc tăng cường công tác lập pháp, Quốc hội đã chú trọng và chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có vấn đề kinh tế -tài chính. Quốc hội ngày càng thể hiện rõ là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp và quyết định những chính sách cơ bản của đất nước. Đồng thời, Quốc hội cũng là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Trong tiến trình đổi mới của đất nước, cùng với việc tăng cường công tác lập pháp, Quốc hội đã chú trọng và chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có vấn đề kinh tế -tài chính. Quốc hội ngày càng thể hiện rõ là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp và quyết định những chính sách cơ bản của đất nước. Đồng thời, Quốc hội cũng là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Quốc hội đã tiến hành giám sát khá toàn diện việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng được thể chế hóa trong các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế-xã hội, nhiệm vụ tài chính, tình hình chấp hành ngân sách Nhà nước, tình hình thực hiện chính sách tài khóa. Những nhiệm vụ kinh tế xã hội, những vấn đề tài chính, nhiệm vụ ngân sách Nhà nước được Quốc hội quyết định và thực hiện giám sát đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, góp phần tích cực vào việc kiện toàn bộ máy Nhà nước, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Quốc hội với các cơ quan hành pháp và tư pháp, nhất là trong việc thảo luận, tìm biện pháp giải quyết các vấn đề bức xúc về kinh tế xã hội, những vấn đề tài chính, tiền tệ của đất nước. Thời gian qua hoạt động của Quốc hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng:
Một, nội dung những vấn đề kinh tế, tài chính trình ra Quốc hội thảo luận và quyết định khá toàn diện, từ những vấn đề mang tính vĩ mô của nền kinh tế như tốc độ và chất lượng tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các cân đối kinh tế tài chính, cho đến các vấn đề cụ thể như dự toán thu chi ngân sách từng ngành, từng địa phương. Các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm được chuẩn bị khá chi tiết và gửi đến đại biểu Quốc hội trước kỳ họp. Trong kỳ họp, Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ trình bày những vấn đề chủ yếu và những giải pháp cơ bản để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội, nhiệm vụ ngân sách Nhà nước. Các báo cáo không chỉ bằng lời mà kèm theo nhiều biểu, bảng số liệu vừa tổng hợp vừa chi tiết làm căn cứ để đại biểu Quốc hội thảo luận.
Hai, công việc thẩm tra các báo cáo kinh tế-xã hội, báo cáo ngân sách Nhà nước đã được tiến hành rất thận trọng, chu đáo, theo quy trình đổi mới và ngày càng có chất lượng. Uỷ ban kinh tế và Ngân sách với tư cách là cơ quan thẩm tra của Quốc hội đã tổ chức nghiên cứu kỹ các báo cáo của Chính phủ, tiến hành các cuộc giám sát qua báo cáo, trên thực tế; tổ chức sưu tầm, thu thập và đánh giá thông tin kinh tế xã hội, thông tin kinh tế, tài chính; tổ chức các phiên họp toàn thể Uỷ ban với sự tham gia của các Uỷ ban, các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, ban ngành để thẩm tra báo cáo của Chính phủ, nghe báo cáo chuyên đề.... để đưa ra những nhận định, những đánh giá. Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban kinh tế và Ngân sách được chuẩn bị cô đọng, xúc tích, không nhắc lại những vấn đề đã được nêu trong báo cáo của Chính phủ, mà trình bày những vấn đề cốt lõi, phân tích và mổ xẻ thực trạng, nguyên nhân và nêu lên những giải pháp, những nhóm giải pháp mang tính đột phá, thiết thực. Các báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế xã hội, tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách, về dự toán ngân sách cũng như phương án phân bổ ngân sách trong những năm qua đã được đánh giá có chất lượng, thẳng thắn, sâu sắc, là căn cứ quan trọng mang tích gợi mở để Quốc hội thảo luận. Nhiều ý kiến do cơ quan thẩm tra đưa ra đã được Chính phủ tiếp thu, được Quốc hội và các cơ quan chức năng đánh giá cao đưa vào nghị quyết của Quốc hội.
Ba, Các phiên thảo luận của Quốc hội được tiến hành công khai, thông tin trực tiếp đến cử tri cả nước. Các ý kiến của đại biểu Quốc hội vừa mang tính đánh giá, nhận định, vừa là sự mổ xẻ thực trạng, nguyên nhân của tình hình; đồng thời cũng đưa ra không ít các kiến nghị, các giải pháp rất cụ thể , rất thiết thực. Trong nhiệm kỳ Quốc hội XI, lần đầu tiên mọi vấn đề thu, chi ngân sách Nhà nước, thu chi ngân sách của từng ngành, từng tỉnh, từng thành phố được đặt lên bàn nghị sự, được công khai trước mỗi đại biểu Quốc hội, trước cử tri cả nước để cùng bàn bạc, trao đổi. Đây là bước tiến quan trọng trong tiến trình đảm bảo thực quyền của Quốc hội trong các quyết định về kinh tế , tài chính và ngân sách.
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy, trong thực hiện nhiệm vụ quyết định các vấn đề tài chính Nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều vấn đề kinh tế-tài chính mang tầm chiến lược, vĩ mô chưa được thảo luận một cách đầy đủ và thật thấu đáo như quan điểm về tăng trưởng, trong một chiến lược dài hạn, các giải pháp cho phát triển kinh tế vùng ngành động lực; các cân đối vĩ mô như cân đối tích luỹ-tiêu dùng, cân đối thu chi ngân sách, cân đối xuất-nhập khẩu, cán cân thương mại, cán cân thanh toán trong nước và quốc tế, vay nợ và trả nợ, bội chi ngân sách và nguồn bù đắp bội chi...Thực ra, những vấn đề trên có được đưa ra bàn thảo tại các kỳ họp của Quốc hội , nhưng ý kiến thảo luận chưa nhiều và chưa thật sự sâu sắc và hầu như chưa có những quyết sách cần thiết của Quốc hội. Một số vấn đề hầu như chưa được đưa ra và thiếu những thảo luận cần thiết như lạm phát, khối lượng tiền trong lưu thông, chính sách lãi suất, tỷ giá, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia. Quốc hội chưa thực hiện đầy đủ quyền quyết định phân bổ ngân sách như Hiến pháp qui định. Chất lượng quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và quyết toán ngân sách Nhà nước chưa cao, ít nhiều còn mang tính hình thức, chưa thoả mãn và chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân, của cử tri trong cả nước. Hoạt động giám sát của Quốc hội còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
Nguyên nhân của tình hình trên có rất nhiều, nhưng một nguyên nhân khá quan trọng là Quốc hội thiếu những thông tin tin cậy, toàn diên mang tính chuyên môn sâu làm căn cứ xem xét và đánh giá trước khi quyết định. Quốc hội thảo luận và cho ý kiến về tình hình kinh tế xã hội, về tài chính và ngân sách Nhà nước, một mặt trên cơ sở báo cáo của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ, trên cơ sở thông tin thu thập được qua hoạt động giám sát, qua tổng hợp ý kiến của cử tri cả nước; mặt khác, rất cần những thông tin và đánh giá thông tin từ những cơ quan chuyên môn, cơ quan tư vấn. Theo Luật Kiểm toán Nhà nước vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thư 7 và có hiệu lực từ 1-1-2006 thì Kiểm toán Nhà nước là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn do Quốc hội lập; Tổng Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu. Hoạt động Kiểm toán Nhà nước phải thật sự độc lập, và phải có những đánh giá và xác nhận rất khách quan về thông tin tài chính, ngân sách. Vấn đề đặt ra là cần sử dụng kết luận của Kiểm toán Nhà nước sao cho có hiệu quả và thiết lập một quy trình cung cấp thông tin, đánh giá thông tin sao cho hợp lý, tạo dựng quan hệ phối hợp công tác thật hiệu lực, hiệu quả.
Trước hết, trong kinh tế thị trường, trong cơ chế quản lý kinh tế mới, Nhà nước lãnh đạo và quản lý nền kinh tế không phải bằng biện pháp hành chính, mà bằng luật pháp, bằng biện pháp kinh tế, bằng đòn bẩy và công cụ kinh tế, đòi hỏi các hoạt động kinh tế phải bình đẳng, minh bạch, công khai. Thông tin kinh tế - tài chính do kế toán, thống kê tạo lập và cung cấp, phục vụ các quyết định kinh tế phải đầy đủ, trung thực, có độ tin cậy cao. Muốn vậy, vấn đề đầu tiên là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế-tài chính của doanh nghiệp, của Nhà nước phải dựa trên các qui định của luật pháp, trước hết là luật pháp về kế toán, thống kê, về thông tin kinh tế; phải dựa vào năng lực và sự tuân thủ luật pháp của các nhà tài chính-kế toán. Nhà nước, các nhà đầu tư rất cần những thông tin có độ tin cậy cao để sử dụng trong việc xem xét, cân nhắc các quyết định đầu tư, quyết định kinh doanh hoặc quyết định những vấn đề liên quan kinh tế, tài chính-ngân sách của địa phương, của đất nước. Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) cơ quan quyền lực, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân rất cần những thông tin không chỉ đầy đủ, toàn diện, mà còn phải trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao để thảo luận, xem xét và quyết định các chủ trương chính sách lớn về kinh tế; phê chuẩn, phê duyệt các báo cáo dự toán và quyết toán NSNN. Những người sử dụng thông tin kinh tế, tài chính, đặc biệt là Quốc hội, Hội đồng nhân dân và chính quyền các cấp chỉ có thể yên lòng, mạnh dạn quyết định các vấn đề kinh tế khi các thông tin do các nhà kế toán, thống kê cung cấp được đánh giá và xác nhận một cách khách quan, độc lập bởi một tổ chức hoặc các chuyên gia độc lập. Kiểm toán Nhà nước, với chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp, độ tin cậy của các thông tin, số liệu về NSNN, về hoạt động tài chính Nhà nước sẽ góp phần nâng cao chất lượng, độ tin cậy của thông tin tài chính-kế toán. Cần phải thống nhất nhận thức rằng, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra các sai phạm, yếu kém, các sơ hở trong quản lý tài chính, trước hết là giúp Nhà nước, các đơn vị quản lý và sử dụng ngân quỹ Nhà nước hiểu rõ hơn thực trạng công tác quản lý tài chính, tuân thủ và chấp hành luật pháp, kỷ luật tài chính, sử dụng và bảo vệ nguồn lực quốc gia, nguồn vốn của Nhà nước tại từng đơn vị và trong toàn bộ nền kinh tế. Thông tin và kết luận của Kiểm toán Nhà nước cung cấp cho Chính phủ, Quốc hội, làm các căn cứ cho việc xem xét và đề ra các quyết định ở tầm vĩ mô, thực hiện việc giám sát các hoạt động tài chính, phân bổ và sử dụng NSNN
Thứ hai, phải có sự thống nhất nhận thức về Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, đó là Nhà nước do dân, vì dân, vì một mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và hiện đại. Trong hệ thống tổ chức của Nhà nước Việt Nam sự phân công về nhiệm vụ và quyền hạn giữa cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp trong hoạt động kinh tế-tài chính cũng là nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm trước các quyết định vì một nền kinh tế, tài chính ổn định, có tiềm lực mạnh, an toàn và hoạt động có hiệu quả. Cần có sự hợp tác thực sự, cởi mở, hết lòng giữa các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản l?ý hành chính Nhà nước với các cơ quan của Quốc hội. Đồng thời, phải đảm bảo tính độc lập, tính khách quan của từng cơ quan trong quá trình thảo luận, xem xét, thẩm tra báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, báo cáo dự toán, quyết toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và quyết định các chính sách tài chính của đất nước. Tính độc lập, khách quan của Kiểm toán Nhà nước phải được đề cao và tôn trọng tuyệt đối.
Thứ ba, về tài chính Quốc gia và NSNN, Quốc hội, HĐND và các Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND mong muốn Kiểm toán Nhà nước bằng hoạt động chuyên môn của mình, chỉ ra cái được, cái chưa được trong quản lý thu, chi NSNN và bằng chứng cứ pháp lý, bằng những căn cứ khách quan, bằng nghiệp vụ chuyên môn xác nhận số đúng, số tin cậy của thu chi công quỹ, dự toán thu, chi; của số thực thu, thực chi trong quyết toán ngân sách để Quốc hội, HĐND xem xét, thảo luận, quyết định. Và tất nhiên, quyết định của Quốc hội, của HĐND được xem xét dựa trên nhiều căn cứ, không chỉ kinh tế mà còn cả các căn cứ chính trị, xã hội. Nhưng những căn cứ mang tính chuyên môn, có chứng lý của Kiểm toán Nhà nước rất quan trọng. Quốc hội, HĐND chỉ có thể thực hiện tốt chức năng, chỉ có thể đảm bảo được thực quyền trong các quyết định dự toán ngân sách, phân bổ NSTW, Ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán và giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, của HĐND về tài chính, ngân sách khi và chỉ khi Quốc hội, HĐND được sự trợ giúp đắc lực của cơ quan chuyên môn trong việc thẩm tra, đánh giấ kết quả các thông tin tài chính-kinh tế trình ra Quốc hội và HĐND.
Kiểm toán Nhà nước là một hoạt động chuyên môn mang tính nghiệp vụ cao. Với hoạt động độc lập, theo nguyên tắc trung thực, khách quan và chỉ tuân theo pháp luật, cần khẳng định Kiểm toán Nhà nước là công cụ quan trọng thực hiện quyền lực của nhân dân bằng kiểm kê và kiểm soát trong xây dựng và quản lý đất nước. Ý kiến và sự xác nhận của Kiểm toán Nhà nước là sự đảm bảo độ tin cậy của các thông tin tài chính, thông tin kế toán. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính Nhà nước, không làm chức năng quản lý Nhà nước. Kiểm toán Nhà nước là công cụ giúp Quốc hội, HĐND có thêm căn cứ đánh giá thông tin, xác định độ tin cậy của thông tin để thảo luận và quyết định các vấn đề lớn của đất nước về kinh tế, tài chính và ngân sách. Kiểm toán Nhà nước không làm thay chức năng và công việc của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Chức năng và nhiệm vụ của các Uỷ ban, đặc biệt là Uỷ ban Kinh tế và ngân sách là đánh giá kết quả Kiểm toán Nhà nước và sử dụng kết quả kiểm toán do KTNN cung cấp vào việc thẩm tra các báo cáo kinh tế, tài chính, ngân sách của Chính phủ trình trước Quốc hội, của UBND trình HĐND.
Thứ tư, cần phân tích và chọn lựa những thông tin thiết thực , trọng yếu vừa mang tính tổng quát vừ mang tính chiến lược, phù hợp những vấn đề kinh tế- tài chính mà Quốc hội quan tâm xem xét , quyết định trong từng kỳ họp . Trong tương lai, ngoài những nội dung mang tính ổn định, mỗi kỳ họp sẽ tập trung xem xét đánh giá và cho ý kiến về một hoặc một số vấn đề. Quốc hội sẽ giành thời gian và trí tuệ cho việc tìm kiếm, thảo luận, lựa chọn và quyết định các vấn đề mang tính chiến lược về kinh tế - tài chính Nhà nước, về chiến lược phát triển kinh tế, về cơ cấu kinh tế, kế hoạch đầu tư dài hạn, ngân sách dài hạn, trung hạn (ngân sách đa niên độ), các vấn đề chiến lược đầu tư, cân đối sản xuất - tiêu dùng, tích luỹ - tiêu dùng, cân đối ngân sách, bội chi ngân sách có chủ định, nguồn bù đắp bội chi ngân sách và phương cách sử dụng bội chi ngân sách Nhà nước. Kế hoạch kiểm toán hàng năm, thông tin do Kiểm toán Nhà nước cung cấp phải hướng vào những yêu cầu của Quốc hội theo những chủ đề tạp trung thảo luận và quyết định trong từng kỳ họp. Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước không chỉ dừng lại ở kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, mà phải tăng cường kiểm toán hoạt động cung cấp những đánh giá về chính sách , về tính hiệu quả của hoạt động kinh tế, hoạt động đầu tư và thu chi ngân sách. Các chuyên đề giám sát được lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm, mang tính điển hình và gắn với những nội dung của Nghị quyết Quốc hội. Kiểm toán cần cung cấp thông tin và giúp cho Quốc hội sự chuẩn bị chu đáo trên tất cả các mặt cho công tác giám sát. Quốc hội sẽ hình thành mô hình giám sát khoa học, phù hợp từng vấn đề được giám sát và năng lực giám sát .
Thứ năm, tính độc lập là vấn đề cốt lõi và xương sống của hoạt động kiểm toán, được hiểu theo cả hai khía cạnh: kiểm toán phải hoàn toàn độc lập, khách quan, vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ và phải được đảm bảo sự độc lập bằng các quy định, các chế tài để tránh mọi sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi tiến hành hoạt động nghiệp vụ, kiểm toán có thể tiếp cận đầy đủ các bằng chứng và nguồn gốc thông tin; vô tư và khách quan trong thu thập xem xét, đánh giá các thông tin, từ đó có những kết luận, xác nhận tin cậy về thực trạng hoạt động kinh tế tài chính, về sự đầy đủ và chính xác của thông tin. Hoạt động kiểm toán và kết quả của kiểm toán làm yên lòng những người sử dụng thông tin kế toán, sử dụng kết luận của kiểm toán. Đó là những kết luận có bằng chứng đã được đánh giá. Vì vậy, Uỷ ban Kinh tế Ngân sách, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Ban kinh tế Ngân sách, các Ban của Hội đồng nhân dân hoàn toàn yên lòng và có đủ căn cứ pháp lý để thảo luận, đưa ra nghị quyết về những vấn đề kinh tế - ngân sách. Tất nhiên các kết luận của kiểm toán cần được đánh giá là không có dấu hiệu thiên vị, không phiến diện, thiếu căn cứ, thiếu khách quan hoặc mang tính chủ quan, võ đoán...trong xem xét, đánh giá và xác nhận.
Thứ Sáu, tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin phục vụ Quốc hội. Đảm bảo mọi thông tin trình ra Quốc hội có độ tin cậy cao, được đánh giá bởi cơ quan chuyên môn độc lập
Để Quốc hội có căn cứ thảo luận và quyết định, cũng như tiến hành giám sát hoạt động kinh tế - tài chính, đòi hỏi phải có đủ những tư liệu thông tin tối thiểu cần thiết. Thông tin cung cấp cho Quốc hội phải minh bạch và có độ tin cậy cao. Trước hết là các thông tin về chiến lược và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, định hướng tài chính - ngân sách, những đánh giá về ngân sách trung hạn, nguồn thu và nhiệm vụ chi. Tăng cường tính minh bạch của ngân sách trong giai đoạn lập dự toán đặc biệt là các cơ sở dữ liệu và tiêu chí dùng cho việc dự tính các nguồn thu và nhiệm vụ chi. Sớm chuyển sang áp dụng kế toán dồn tích thay cho phương pháp kế toán thực thu thực xuất quỹ hiện nay, phản ảnh xác thực hơn tình hình tài chính quốc gia và ngân sách Nhà nước theo nguyên tắc thừa nhận quyền và nghĩa vụ ngân sách gắn với năm ngân sách, chứ không phải là số thực thu va thực xuất quỹ. Số liệu cung cấp cho Quốc hội phải có xác nhận và đánh giá của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, phải đạt độ tin cậy cao nhất có thể.
Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, độ tin cậy và tính hiệu quả của các khoản thu chi ngân sách Nhà nước. Ý kiến của Kiểm toán Nhà nước phải là căn cứ tin cậy để Quốc hội thảo luận, xem xet và quyết định các vấn đề ngân sách Nhà nước. Để đạt được điều đó kiểm toán nhà nươc phải tiến hành xem xét , đánh giá thông tin một cách khách quan , chỉ tôn trọng luật pháp và phản ảnh đúng sự thật . Triển khai có kết quả Luật kiểm toán đã được Quốc hội thông qua, đảm bảo cho Kiểm toán Nhà nước có tính độc lập cao, có địa vị pháp lí tương xứng trong thực thi nhiệm vụ. Kiểm soát và nâng cao phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, đảm bảo cho họ có tiêng nói độc lập, khách quan .
Thứ bảy, Tổng Kiểm toán Nhà nước với tư cách là người đại diện cơ quan Kiểm toán Nhà nước, người được Quốc hội bầu được mời tham dự các phiên họp toàn thể của Uy ban kinh tế và ngân sách, các kỳ họp Quốc hội, Thường vụ Quốc hội. Kiểm toán trưởng khu vực - người được Tổng Kiểm toán Nhà nước ủy quyền, tham dự các kỳ họp của Ban kinh tế- tài chính của HĐND, thường trực HĐND các cuộc họp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Tại các phiên họp toàn thể Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội để thẩm tra báo cáo tình hình thực hiên nghị quyết của QH về kinh tế xã hội, về Ngân sách Nhà nước, Tổng kiểm toán trưởng được và phải trình bày ý kiến của cơ quan kiểm toán trên cơ sở kết quả kiểm toán. Trường hợp cần thiết, Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, Ban Kinh tế và Ngân sách của HĐND sẽ có ý kiến đánh giá về kết quả kiểm toán, yêu cầu bổ sung bằng chứng và đưa ra ý kiến hoặc kiến nghj cần thiết. Trong tương lai, Tổng kiểm toán sẽ trình bày trong kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm toán trong năm trước khi Quốc hội , Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định, ra nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế xã hội, phê chuẩn dự toán và quyết toán NSNN. Trước đó, Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm cung cấp đầy đủ kết luận và thông tin liên quan tới kết luận của Kiểm toán Nhà nước cho Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội và Ban Kinh tế và Ngân sách của HĐND.
Tóm lại, Kiểm toán Nhà nước là công cụ kiểm tra tài chính của Nhà nước để thực hiện quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng bằng kiểm kê, kiểm soát. Ý kiến và xác nhận của Kiểm toán Nhà nước là bảo đảm sự tin tưởng vào các thông tin tài chính , ngân sách trình lên Quốc hội, HĐND và công khai hoá. Cần xác lập quy trình và trách nhiệm cung cấp, sử dụng thông tin và đánh giá thông tin do kiểm toán cung cấp một cách có hiệu quả.
Thảo luận và quyết định các vấn đề kinh tế- tài chính, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, tình hình lập và chấp hành ngân sách Nhà nước là thẩm quyền của Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là công việc lớn, phức tạp nhưng có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tài chính, ngân sách, tạo dựng và củng cố lòng tin của dân vào Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần phải quan tâm triển khai đồng bộ các giải pháp để Kiểm toán Nhà nước phục vụ có hiệu quả việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và đảm bảo thực quyền của Quốc hội trong các quyết định kinh tế, tài chính./PGS.TS. Đặng Văn Thanh Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội
Trong tiến trình đổi mới của đất nước, cùng với việc tăng cường công tác lập pháp, Quốc hội đã chú trọng và chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có vấn đề kinh tế -tài chính. Quốc hội ngày càng thể hiện rõ là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp và quyết định những chính sách cơ bản của đất nước. Đồng thời, Quốc hội cũng là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Trong tiến trình đổi mới của đất nước, cùng với việc tăng cường công tác lập pháp, Quốc hội đã chú trọng và chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có vấn đề kinh tế -tài chính. Quốc hội ngày càng thể hiện rõ là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp và quyết định những chính sách cơ bản của đất nước. Đồng thời, Quốc hội cũng là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Quốc hội đã tiến hành giám sát khá toàn diện việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng được thể chế hóa trong các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế-xã hội, nhiệm vụ tài chính, tình hình chấp hành ngân sách Nhà nước, tình hình thực hiện chính sách tài khóa. Những nhiệm vụ kinh tế xã hội, những vấn đề tài chính, nhiệm vụ ngân sách Nhà nước được Quốc hội quyết định và thực hiện giám sát đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, góp phần tích cực vào việc kiện toàn bộ máy Nhà nước, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Quốc hội với các cơ quan hành pháp và tư pháp, nhất là trong việc thảo luận, tìm biện pháp giải quyết các vấn đề bức xúc về kinh tế xã hội, những vấn đề tài chính, tiền tệ của đất nước. Thời gian qua hoạt động của Quốc hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng:
Một, nội dung những vấn đề kinh tế, tài chính trình ra Quốc hội thảo luận và quyết định khá toàn diện, từ những vấn đề mang tính vĩ mô của nền kinh tế như tốc độ và chất lượng tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các cân đối kinh tế tài chính, cho đến các vấn đề cụ thể như dự toán thu chi ngân sách từng ngành, từng địa phương. Các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm được chuẩn bị khá chi tiết và gửi đến đại biểu Quốc hội trước kỳ họp. Trong kỳ họp, Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ trình bày những vấn đề chủ yếu và những giải pháp cơ bản để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội, nhiệm vụ ngân sách Nhà nước. Các báo cáo không chỉ bằng lời mà kèm theo nhiều biểu, bảng số liệu vừa tổng hợp vừa chi tiết làm căn cứ để đại biểu Quốc hội thảo luận.
Hai, công việc thẩm tra các báo cáo kinh tế-xã hội, báo cáo ngân sách Nhà nước đã được tiến hành rất thận trọng, chu đáo, theo quy trình đổi mới và ngày càng có chất lượng. Uỷ ban kinh tế và Ngân sách với tư cách là cơ quan thẩm tra của Quốc hội đã tổ chức nghiên cứu kỹ các báo cáo của Chính phủ, tiến hành các cuộc giám sát qua báo cáo, trên thực tế; tổ chức sưu tầm, thu thập và đánh giá thông tin kinh tế xã hội, thông tin kinh tế, tài chính; tổ chức các phiên họp toàn thể Uỷ ban với sự tham gia của các Uỷ ban, các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, ban ngành để thẩm tra báo cáo của Chính phủ, nghe báo cáo chuyên đề.... để đưa ra những nhận định, những đánh giá. Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban kinh tế và Ngân sách được chuẩn bị cô đọng, xúc tích, không nhắc lại những vấn đề đã được nêu trong báo cáo của Chính phủ, mà trình bày những vấn đề cốt lõi, phân tích và mổ xẻ thực trạng, nguyên nhân và nêu lên những giải pháp, những nhóm giải pháp mang tính đột phá, thiết thực. Các báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế xã hội, tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách, về dự toán ngân sách cũng như phương án phân bổ ngân sách trong những năm qua đã được đánh giá có chất lượng, thẳng thắn, sâu sắc, là căn cứ quan trọng mang tích gợi mở để Quốc hội thảo luận. Nhiều ý kiến do cơ quan thẩm tra đưa ra đã được Chính phủ tiếp thu, được Quốc hội và các cơ quan chức năng đánh giá cao đưa vào nghị quyết của Quốc hội.
Ba, Các phiên thảo luận của Quốc hội được tiến hành công khai, thông tin trực tiếp đến cử tri cả nước. Các ý kiến của đại biểu Quốc hội vừa mang tính đánh giá, nhận định, vừa là sự mổ xẻ thực trạng, nguyên nhân của tình hình; đồng thời cũng đưa ra không ít các kiến nghị, các giải pháp rất cụ thể , rất thiết thực. Trong nhiệm kỳ Quốc hội XI, lần đầu tiên mọi vấn đề thu, chi ngân sách Nhà nước, thu chi ngân sách của từng ngành, từng tỉnh, từng thành phố được đặt lên bàn nghị sự, được công khai trước mỗi đại biểu Quốc hội, trước cử tri cả nước để cùng bàn bạc, trao đổi. Đây là bước tiến quan trọng trong tiến trình đảm bảo thực quyền của Quốc hội trong các quyết định về kinh tế , tài chính và ngân sách.
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy, trong thực hiện nhiệm vụ quyết định các vấn đề tài chính Nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều vấn đề kinh tế-tài chính mang tầm chiến lược, vĩ mô chưa được thảo luận một cách đầy đủ và thật thấu đáo như quan điểm về tăng trưởng, trong một chiến lược dài hạn, các giải pháp cho phát triển kinh tế vùng ngành động lực; các cân đối vĩ mô như cân đối tích luỹ-tiêu dùng, cân đối thu chi ngân sách, cân đối xuất-nhập khẩu, cán cân thương mại, cán cân thanh toán trong nước và quốc tế, vay nợ và trả nợ, bội chi ngân sách và nguồn bù đắp bội chi...Thực ra, những vấn đề trên có được đưa ra bàn thảo tại các kỳ họp của Quốc hội , nhưng ý kiến thảo luận chưa nhiều và chưa thật sự sâu sắc và hầu như chưa có những quyết sách cần thiết của Quốc hội. Một số vấn đề hầu như chưa được đưa ra và thiếu những thảo luận cần thiết như lạm phát, khối lượng tiền trong lưu thông, chính sách lãi suất, tỷ giá, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia. Quốc hội chưa thực hiện đầy đủ quyền quyết định phân bổ ngân sách như Hiến pháp qui định. Chất lượng quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và quyết toán ngân sách Nhà nước chưa cao, ít nhiều còn mang tính hình thức, chưa thoả mãn và chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân, của cử tri trong cả nước. Hoạt động giám sát của Quốc hội còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
Nguyên nhân của tình hình trên có rất nhiều, nhưng một nguyên nhân khá quan trọng là Quốc hội thiếu những thông tin tin cậy, toàn diên mang tính chuyên môn sâu làm căn cứ xem xét và đánh giá trước khi quyết định. Quốc hội thảo luận và cho ý kiến về tình hình kinh tế xã hội, về tài chính và ngân sách Nhà nước, một mặt trên cơ sở báo cáo của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ, trên cơ sở thông tin thu thập được qua hoạt động giám sát, qua tổng hợp ý kiến của cử tri cả nước; mặt khác, rất cần những thông tin và đánh giá thông tin từ những cơ quan chuyên môn, cơ quan tư vấn. Theo Luật Kiểm toán Nhà nước vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thư 7 và có hiệu lực từ 1-1-2006 thì Kiểm toán Nhà nước là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn do Quốc hội lập; Tổng Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu. Hoạt động Kiểm toán Nhà nước phải thật sự độc lập, và phải có những đánh giá và xác nhận rất khách quan về thông tin tài chính, ngân sách. Vấn đề đặt ra là cần sử dụng kết luận của Kiểm toán Nhà nước sao cho có hiệu quả và thiết lập một quy trình cung cấp thông tin, đánh giá thông tin sao cho hợp lý, tạo dựng quan hệ phối hợp công tác thật hiệu lực, hiệu quả.
Trước hết, trong kinh tế thị trường, trong cơ chế quản lý kinh tế mới, Nhà nước lãnh đạo và quản lý nền kinh tế không phải bằng biện pháp hành chính, mà bằng luật pháp, bằng biện pháp kinh tế, bằng đòn bẩy và công cụ kinh tế, đòi hỏi các hoạt động kinh tế phải bình đẳng, minh bạch, công khai. Thông tin kinh tế - tài chính do kế toán, thống kê tạo lập và cung cấp, phục vụ các quyết định kinh tế phải đầy đủ, trung thực, có độ tin cậy cao. Muốn vậy, vấn đề đầu tiên là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế-tài chính của doanh nghiệp, của Nhà nước phải dựa trên các qui định của luật pháp, trước hết là luật pháp về kế toán, thống kê, về thông tin kinh tế; phải dựa vào năng lực và sự tuân thủ luật pháp của các nhà tài chính-kế toán. Nhà nước, các nhà đầu tư rất cần những thông tin có độ tin cậy cao để sử dụng trong việc xem xét, cân nhắc các quyết định đầu tư, quyết định kinh doanh hoặc quyết định những vấn đề liên quan kinh tế, tài chính-ngân sách của địa phương, của đất nước. Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) cơ quan quyền lực, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân rất cần những thông tin không chỉ đầy đủ, toàn diện, mà còn phải trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao để thảo luận, xem xét và quyết định các chủ trương chính sách lớn về kinh tế; phê chuẩn, phê duyệt các báo cáo dự toán và quyết toán NSNN. Những người sử dụng thông tin kinh tế, tài chính, đặc biệt là Quốc hội, Hội đồng nhân dân và chính quyền các cấp chỉ có thể yên lòng, mạnh dạn quyết định các vấn đề kinh tế khi các thông tin do các nhà kế toán, thống kê cung cấp được đánh giá và xác nhận một cách khách quan, độc lập bởi một tổ chức hoặc các chuyên gia độc lập. Kiểm toán Nhà nước, với chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp, độ tin cậy của các thông tin, số liệu về NSNN, về hoạt động tài chính Nhà nước sẽ góp phần nâng cao chất lượng, độ tin cậy của thông tin tài chính-kế toán. Cần phải thống nhất nhận thức rằng, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra các sai phạm, yếu kém, các sơ hở trong quản lý tài chính, trước hết là giúp Nhà nước, các đơn vị quản lý và sử dụng ngân quỹ Nhà nước hiểu rõ hơn thực trạng công tác quản lý tài chính, tuân thủ và chấp hành luật pháp, kỷ luật tài chính, sử dụng và bảo vệ nguồn lực quốc gia, nguồn vốn của Nhà nước tại từng đơn vị và trong toàn bộ nền kinh tế. Thông tin và kết luận của Kiểm toán Nhà nước cung cấp cho Chính phủ, Quốc hội, làm các căn cứ cho việc xem xét và đề ra các quyết định ở tầm vĩ mô, thực hiện việc giám sát các hoạt động tài chính, phân bổ và sử dụng NSNN
Thứ hai, phải có sự thống nhất nhận thức về Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, đó là Nhà nước do dân, vì dân, vì một mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và hiện đại. Trong hệ thống tổ chức của Nhà nước Việt Nam sự phân công về nhiệm vụ và quyền hạn giữa cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp trong hoạt động kinh tế-tài chính cũng là nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm trước các quyết định vì một nền kinh tế, tài chính ổn định, có tiềm lực mạnh, an toàn và hoạt động có hiệu quả. Cần có sự hợp tác thực sự, cởi mở, hết lòng giữa các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản l?ý hành chính Nhà nước với các cơ quan của Quốc hội. Đồng thời, phải đảm bảo tính độc lập, tính khách quan của từng cơ quan trong quá trình thảo luận, xem xét, thẩm tra báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, báo cáo dự toán, quyết toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và quyết định các chính sách tài chính của đất nước. Tính độc lập, khách quan của Kiểm toán Nhà nước phải được đề cao và tôn trọng tuyệt đối.
Thứ ba, về tài chính Quốc gia và NSNN, Quốc hội, HĐND và các Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND mong muốn Kiểm toán Nhà nước bằng hoạt động chuyên môn của mình, chỉ ra cái được, cái chưa được trong quản lý thu, chi NSNN và bằng chứng cứ pháp lý, bằng những căn cứ khách quan, bằng nghiệp vụ chuyên môn xác nhận số đúng, số tin cậy của thu chi công quỹ, dự toán thu, chi; của số thực thu, thực chi trong quyết toán ngân sách để Quốc hội, HĐND xem xét, thảo luận, quyết định. Và tất nhiên, quyết định của Quốc hội, của HĐND được xem xét dựa trên nhiều căn cứ, không chỉ kinh tế mà còn cả các căn cứ chính trị, xã hội. Nhưng những căn cứ mang tính chuyên môn, có chứng lý của Kiểm toán Nhà nước rất quan trọng. Quốc hội, HĐND chỉ có thể thực hiện tốt chức năng, chỉ có thể đảm bảo được thực quyền trong các quyết định dự toán ngân sách, phân bổ NSTW, Ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán và giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, của HĐND về tài chính, ngân sách khi và chỉ khi Quốc hội, HĐND được sự trợ giúp đắc lực của cơ quan chuyên môn trong việc thẩm tra, đánh giấ kết quả các thông tin tài chính-kinh tế trình ra Quốc hội và HĐND.
Kiểm toán Nhà nước là một hoạt động chuyên môn mang tính nghiệp vụ cao. Với hoạt động độc lập, theo nguyên tắc trung thực, khách quan và chỉ tuân theo pháp luật, cần khẳng định Kiểm toán Nhà nước là công cụ quan trọng thực hiện quyền lực của nhân dân bằng kiểm kê và kiểm soát trong xây dựng và quản lý đất nước. Ý kiến và sự xác nhận của Kiểm toán Nhà nước là sự đảm bảo độ tin cậy của các thông tin tài chính, thông tin kế toán. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính Nhà nước, không làm chức năng quản lý Nhà nước. Kiểm toán Nhà nước là công cụ giúp Quốc hội, HĐND có thêm căn cứ đánh giá thông tin, xác định độ tin cậy của thông tin để thảo luận và quyết định các vấn đề lớn của đất nước về kinh tế, tài chính và ngân sách. Kiểm toán Nhà nước không làm thay chức năng và công việc của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Chức năng và nhiệm vụ của các Uỷ ban, đặc biệt là Uỷ ban Kinh tế và ngân sách là đánh giá kết quả Kiểm toán Nhà nước và sử dụng kết quả kiểm toán do KTNN cung cấp vào việc thẩm tra các báo cáo kinh tế, tài chính, ngân sách của Chính phủ trình trước Quốc hội, của UBND trình HĐND.
Thứ tư, cần phân tích và chọn lựa những thông tin thiết thực , trọng yếu vừa mang tính tổng quát vừ mang tính chiến lược, phù hợp những vấn đề kinh tế- tài chính mà Quốc hội quan tâm xem xét , quyết định trong từng kỳ họp . Trong tương lai, ngoài những nội dung mang tính ổn định, mỗi kỳ họp sẽ tập trung xem xét đánh giá và cho ý kiến về một hoặc một số vấn đề. Quốc hội sẽ giành thời gian và trí tuệ cho việc tìm kiếm, thảo luận, lựa chọn và quyết định các vấn đề mang tính chiến lược về kinh tế - tài chính Nhà nước, về chiến lược phát triển kinh tế, về cơ cấu kinh tế, kế hoạch đầu tư dài hạn, ngân sách dài hạn, trung hạn (ngân sách đa niên độ), các vấn đề chiến lược đầu tư, cân đối sản xuất - tiêu dùng, tích luỹ - tiêu dùng, cân đối ngân sách, bội chi ngân sách có chủ định, nguồn bù đắp bội chi ngân sách và phương cách sử dụng bội chi ngân sách Nhà nước. Kế hoạch kiểm toán hàng năm, thông tin do Kiểm toán Nhà nước cung cấp phải hướng vào những yêu cầu của Quốc hội theo những chủ đề tạp trung thảo luận và quyết định trong từng kỳ họp. Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước không chỉ dừng lại ở kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, mà phải tăng cường kiểm toán hoạt động cung cấp những đánh giá về chính sách , về tính hiệu quả của hoạt động kinh tế, hoạt động đầu tư và thu chi ngân sách. Các chuyên đề giám sát được lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm, mang tính điển hình và gắn với những nội dung của Nghị quyết Quốc hội. Kiểm toán cần cung cấp thông tin và giúp cho Quốc hội sự chuẩn bị chu đáo trên tất cả các mặt cho công tác giám sát. Quốc hội sẽ hình thành mô hình giám sát khoa học, phù hợp từng vấn đề được giám sát và năng lực giám sát .
Thứ năm, tính độc lập là vấn đề cốt lõi và xương sống của hoạt động kiểm toán, được hiểu theo cả hai khía cạnh: kiểm toán phải hoàn toàn độc lập, khách quan, vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ và phải được đảm bảo sự độc lập bằng các quy định, các chế tài để tránh mọi sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi tiến hành hoạt động nghiệp vụ, kiểm toán có thể tiếp cận đầy đủ các bằng chứng và nguồn gốc thông tin; vô tư và khách quan trong thu thập xem xét, đánh giá các thông tin, từ đó có những kết luận, xác nhận tin cậy về thực trạng hoạt động kinh tế tài chính, về sự đầy đủ và chính xác của thông tin. Hoạt động kiểm toán và kết quả của kiểm toán làm yên lòng những người sử dụng thông tin kế toán, sử dụng kết luận của kiểm toán. Đó là những kết luận có bằng chứng đã được đánh giá. Vì vậy, Uỷ ban Kinh tế Ngân sách, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Ban kinh tế Ngân sách, các Ban của Hội đồng nhân dân hoàn toàn yên lòng và có đủ căn cứ pháp lý để thảo luận, đưa ra nghị quyết về những vấn đề kinh tế - ngân sách. Tất nhiên các kết luận của kiểm toán cần được đánh giá là không có dấu hiệu thiên vị, không phiến diện, thiếu căn cứ, thiếu khách quan hoặc mang tính chủ quan, võ đoán...trong xem xét, đánh giá và xác nhận.
Thứ Sáu, tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin phục vụ Quốc hội. Đảm bảo mọi thông tin trình ra Quốc hội có độ tin cậy cao, được đánh giá bởi cơ quan chuyên môn độc lập
Để Quốc hội có căn cứ thảo luận và quyết định, cũng như tiến hành giám sát hoạt động kinh tế - tài chính, đòi hỏi phải có đủ những tư liệu thông tin tối thiểu cần thiết. Thông tin cung cấp cho Quốc hội phải minh bạch và có độ tin cậy cao. Trước hết là các thông tin về chiến lược và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, định hướng tài chính - ngân sách, những đánh giá về ngân sách trung hạn, nguồn thu và nhiệm vụ chi. Tăng cường tính minh bạch của ngân sách trong giai đoạn lập dự toán đặc biệt là các cơ sở dữ liệu và tiêu chí dùng cho việc dự tính các nguồn thu và nhiệm vụ chi. Sớm chuyển sang áp dụng kế toán dồn tích thay cho phương pháp kế toán thực thu thực xuất quỹ hiện nay, phản ảnh xác thực hơn tình hình tài chính quốc gia và ngân sách Nhà nước theo nguyên tắc thừa nhận quyền và nghĩa vụ ngân sách gắn với năm ngân sách, chứ không phải là số thực thu va thực xuất quỹ. Số liệu cung cấp cho Quốc hội phải có xác nhận và đánh giá của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, phải đạt độ tin cậy cao nhất có thể.
Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, độ tin cậy và tính hiệu quả của các khoản thu chi ngân sách Nhà nước. Ý kiến của Kiểm toán Nhà nước phải là căn cứ tin cậy để Quốc hội thảo luận, xem xet và quyết định các vấn đề ngân sách Nhà nước. Để đạt được điều đó kiểm toán nhà nươc phải tiến hành xem xét , đánh giá thông tin một cách khách quan , chỉ tôn trọng luật pháp và phản ảnh đúng sự thật . Triển khai có kết quả Luật kiểm toán đã được Quốc hội thông qua, đảm bảo cho Kiểm toán Nhà nước có tính độc lập cao, có địa vị pháp lí tương xứng trong thực thi nhiệm vụ. Kiểm soát và nâng cao phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, đảm bảo cho họ có tiêng nói độc lập, khách quan .
Thứ bảy, Tổng Kiểm toán Nhà nước với tư cách là người đại diện cơ quan Kiểm toán Nhà nước, người được Quốc hội bầu được mời tham dự các phiên họp toàn thể của Uy ban kinh tế và ngân sách, các kỳ họp Quốc hội, Thường vụ Quốc hội. Kiểm toán trưởng khu vực - người được Tổng Kiểm toán Nhà nước ủy quyền, tham dự các kỳ họp của Ban kinh tế- tài chính của HĐND, thường trực HĐND các cuộc họp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Tại các phiên họp toàn thể Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội để thẩm tra báo cáo tình hình thực hiên nghị quyết của QH về kinh tế xã hội, về Ngân sách Nhà nước, Tổng kiểm toán trưởng được và phải trình bày ý kiến của cơ quan kiểm toán trên cơ sở kết quả kiểm toán. Trường hợp cần thiết, Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, Ban Kinh tế và Ngân sách của HĐND sẽ có ý kiến đánh giá về kết quả kiểm toán, yêu cầu bổ sung bằng chứng và đưa ra ý kiến hoặc kiến nghj cần thiết. Trong tương lai, Tổng kiểm toán sẽ trình bày trong kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm toán trong năm trước khi Quốc hội , Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định, ra nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế xã hội, phê chuẩn dự toán và quyết toán NSNN. Trước đó, Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm cung cấp đầy đủ kết luận và thông tin liên quan tới kết luận của Kiểm toán Nhà nước cho Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội và Ban Kinh tế và Ngân sách của HĐND.
Tóm lại, Kiểm toán Nhà nước là công cụ kiểm tra tài chính của Nhà nước để thực hiện quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng bằng kiểm kê, kiểm soát. Ý kiến và xác nhận của Kiểm toán Nhà nước là bảo đảm sự tin tưởng vào các thông tin tài chính , ngân sách trình lên Quốc hội, HĐND và công khai hoá. Cần xác lập quy trình và trách nhiệm cung cấp, sử dụng thông tin và đánh giá thông tin do kiểm toán cung cấp một cách có hiệu quả.
Thảo luận và quyết định các vấn đề kinh tế- tài chính, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, tình hình lập và chấp hành ngân sách Nhà nước là thẩm quyền của Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là công việc lớn, phức tạp nhưng có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tài chính, ngân sách, tạo dựng và củng cố lòng tin của dân vào Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần phải quan tâm triển khai đồng bộ các giải pháp để Kiểm toán Nhà nước phục vụ có hiệu quả việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và đảm bảo thực quyền của Quốc hội trong các quyết định kinh tế, tài chính./
PGS.TS. Đặng Văn Thanh Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội