Chương trình phát triển kinh tế -  xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) của Chính phủ được thực hiện theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của chương trình nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn, niềm núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
 Dự án trồng rừng mới 5 triệu ha rừng triển khai trong giai đoạn từ năm 1988 đến 2010, là dự án quan trọng được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 2 năm 1997 thông qua chủ trương đầu tư, giao Chính phủ tổ chức thực hiện tại Nghị quyết số 08/1997/QH10. Để triển khai Dự án, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án.

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (gọi tắt là Chương trình 135) là một trong những chương trình lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.

Thực hiện Quyết định số 04/QĐ-KTNN ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo (CTMTQG GD&ĐT) năm 2006. Đoàn KTNN đã tiến hành kiểm toán Chương trình MTQGGD & ĐT từ ngày 16/01 đến ngày 19/5 và từ ngày 10/6 đến hết ngày 10/8/2007.

Thực hiện Quyết định số 466/QĐ-KTNN ngày 12 tháng 4 năm 2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về kiểm toán Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình 135 giai đoạn II) năm 2006. Đoàn KTNN đã tiến hành kiểm toán Chương trình 135 giai đoạn II từ ngày 20/4 đến ngày 10/6/2007.
Trong tiến trình đổi mới của đất nước, cùng với việc tăng cường công tác lập pháp, Quốc hội đã chú trọng và chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có vấn đề kinh tế -tài chính. Quốc hội ngày càng thể hiện rõ là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp và quyết định những chính sách cơ bản của đất nước. Đồng thời, Quốc hội cũng là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Luật Kiểm toán Nhà nước đ­ược Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã triển khai nhiều hoạt động đưa Luật KTNN vào thực tiễn, trong đó công khai kết quả kiểm toán là vấn đề được xã hội quan tâm.
Công khai kết quả kiểm toán chỉ thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội khi các kết luận và kiến nghị của KTNN phải được các đơn vị được kiểm toán nghiêm chỉnh thực hiện. Đó chính là tấm gương phản chiếu tính hiệu lực của bộ máy nhà nước và tính hiệu quả của sự vận hành các cơ chế, chính sách bằng luật pháp