Công khai kết quả kiểm toán - nhu cầu tự thân của quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế

Công khai kết quả kiểm toán chỉ thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội khi các kết luận và kiến nghị của KTNN phải được các đơn vị được kiểm toán nghiêm chỉnh thực hiện. Đó chính là tấm gương phản chiếu tính hiệu lực của bộ máy nhà nước và tính hiệu quả của sự vận hành các cơ chế, chính sách bằng luật pháp

Thị trường tài chính thiếu minh bạch - Nỗi lo của các nhà đầu tư

Thị trường tài chính được hình thành và phát triển do những nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của sự đan xen giữa các mối quan hệ: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối do con người với tư cách là chủ thể sản xuất quyết định. Bất cứ một hình thái kinh tế -xã hội nào hay một chế độ chính trị nào cũng coi trọng việc hình thành và phát triển thị trường tài chính nhằm không ngừng thúc đẩy quá trình giao lưu các nguồn lực tài chính, tăng cường sự vận động của giá trị trong nền kinh tế. Thị trường tài chính càng phát triển bao nhiêu thì vai trò quan trọng của tài chính càng được khẳng định và phát huy tác dụng bấy nhiêu. Thực tiễn chứng minh rằng, song hành với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự hình thành thị trường chứng khoán (TTCK). Hơn lúc nào hết, thị trường tài chính trở thành nơi thu hút mọi nguồn vốn của xã hội (nhất là nguồn vốn từ cộng đồng dân cư) cho đầu tư phát triển và năng động hoá hoạt động đầu tư (cả ở trong nước và ở ngoài nước) của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, các hoạt động tài chính ngày càng trở nên phức tạp với độ nhạy cảm cao. Vấn đề đặt ra đối với các quốc gia đã và đang vận hành nền kinh tế thị trường là cần phải chủ động xây dựng những đối sách hợp lý và có tính khả thi cao trước những mâu thuẫn tài chính nảy sinh nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm tàng, tránh những nguy cơ của khủng hoảng kinh tế. Bài học về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ cuối năm 1997 ở các nước châu Á vẫn còn nguyên giá trị. Tập đoàn Parmalat đã bóp méo tình hình tài chính bằng việc định giá tài sản quá cao, giấu giếm những khoản lỗ khổng lồ hoặc Enron (Tập đoàn đứng thứ 7 ở Mỹ) đã cho ra đời 3.000 “doanh nghiệp (DN) ma” nhằm giấu món nợ 22 tỷ USD và trốn thuế kéo theo những DN hàng đầu thế giới như Microsoft, General Electric, Xerox phải lập tức điều chỉnh lại hoạt động kế toán (chưa kể đến sự phá sản của Worldcom và Sunbeam). Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên, chính là sự thiếu trung thực trong các báo cáo tài chính (BCTC) mà biểu hiện mang tính phổ biến nhất là biến lỗ thành lãi, nhằm tránh cổ phiếu tụt giá gây sự “hưng phấn” giả tạo đối với các nhà đầu tư.

Đối với nước ta, thị trường tài chính cũng ngày càng trở nên sôi động, nhất là khi Việt Nam chính thức vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự hình thành và phát triển TTCK tuy còn mới mẻ nhưng đã trở thành nơi tụ hội của các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Những năm qua, Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm việc khai thác tối đa mọi nguồn lực tài chính ở mọi khâu, mọi cấp của hệ thống tài chính và coi đó vừa là động lực vừa là mục tiêu để phát triển đất nước; đặc biệt là củng cố và phát triển khu vực tài chính công và ngân sách nhà nước (NSNN). Tăng cường cải tiến hệ thống thu -chi NSNN trên nguyên tắc thu đúng, thu đủ, chi tiết kiệm, hợp lý; ưu tiên cho đầu tư phát triển phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phân cấp hợp lý giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, giữa các ngành, các cấp... Coi tài chính DN là nền tảng của nền tài chính quốc gia, là động lực của sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; trong đó, chú trọng xây dựng và làm lành mạnh hoá tài chính DN quốc doanh, thực hiện chế độ tự chủ tài chính, thống nhất chế độ thu - chi và phân phối...

Những vấn đề bức xúc của xã hội đã và đang diễn biến phức tạp cũng bắt nguồn từ sự thiếu trung thực, thiếu minh bạch trong quá trình quản lý, điều hành, sử dụng NSNN, tiền và tài sản nhà nước. Nhân dân vừa là “nhà đầu tư chiến lược” vừa là người hưởng lợi từ những chế độ, chính sách của Nhà nước không tránh khỏi tâm lý băn khoăn, thiếu tin tưởng vào sự minh bạch của thị trường tài chính. Hiện nay, có tình trạng “sốt” đất, chen lấn tranh giành đăng ký mua căn hộ cao cấp ở The Vista c? a Công ty Liên doanh CapitalLand-Vista (Tp. Hồ Chí Minh) chủ yếu là do đầu cơ. Hiện tượng đầu cơ kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Riêng thành phố Hà Nội, chỉ mới thanh tra, kiểm tra 50 dự án đầu tư XDCB đã phát hiện nhiều sai phạm với số tiền hơn 7, 8 tỷ đồng và 2.120 USD(1). Theo đánh giá của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, yếu tố giúp dễ nhận thấy nhất về hiệu quả đầu tư thấp là chỉ số ICOR (tỉ lệ phần trăm vốn đầu tư bỏ ra để tạo một đơn vị phần trăm gia tăng tổng sản phẩm trong nước) đang có xu hướng ngày càng tăng, từ mức 4,1 (giai đoạn 1990-2000) lên xấp xỉ 5 (giai đoạn 2001-2005) và tình trạng thất thoát, lãng phí đang diễn ra trong tất cả giai đoạn của dự án. Tại Hội thảo 20 năm đổi mới của Việt Nam hồi giữa năm 2006, Giáo sư David Dapice của Đại học Harvard nhận định, với tốc độ đầu tư cao như báo cáo của Việt Nam, tỷ lệ tăng trưởng lẽ ra phải đạt mức 9-10%, và với tốc độ tăng trưởng thực tế đạt được, số vốn thất thoát, lãng phí trong đầu tư hằng năm lên đến 1 tỷ USD. Việc giải ngân chậm 4.000 tỷ đồng từ Công trái giáo dục do Chính phủ huy động để kiên cố hóa trường học với lãi suất thấp nhất là 8%, trong năm năm, NSNN sẽ phải trả lãi tới 1.600 tỉ đồng...

Sự minh bạch rất cần thiết dù nguồn tài chính từ vốn ODA, đầu tư nước ngoài trực tiếp hay NSNN. Giải pháp quan trọng nhất để khắc phục tình trạng sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí vẫn là phải công khai, minh bạch từ khâu chính sách cho đến cả quá trình triển khai các dự án.

Chính vì vậy, ngay từ Đại hội VIII, trong văn kiện của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh các dịch vụ thông tin, tư vấn về công nghệ, pháp luật, tài chính, kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm,...”(2) Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đặt ra đối với toàn xã hội chứ không chỉ là các cơ quan quản lý tài chính, các cơ quan thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát và giám sát quá trình quản lý, điều hành và sử dụng NSNN, tiền và tài sản nhà nước.

Công khai kết quả kiểm toán - bước đột phá của quá trình công khai hóa, minh bạch hoá các quan hệ tài chính

Dưới nhiều hình thức khác nhau, các cơ quan KTNN trên thế giới đều tiến hành việc công khai kết quả kiểm toán trước công chúng, trừ các lĩnh vực đặc biệt được áp dụng các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, việc tiếp nhận những thông tin về kết quả kiểm toán đã trở thành một nhu cầu thường nhật của các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các chủ DN và dư luận xã hội.

Mới đây, các quan chức Mỹ cho biết, có thể có những bất bình thường trong chương trình của UNDP tại Triều Tiên hồi năm ngoái. Họ lo ngại, UNDP đã chuyển hàng triệu đôla cho Bình Nhưỡng để sử dụng cho chương trình hạt nhân. Trong khi đó, Ông Morrison, phát ngôn viên UNDP nói rằng, trong mười năm qua, UNDP đã chi khoảng 3 triệu USD/năm cho các chương trình: sản xuất lương thực, quản lý môi trường và nông nghiệp, quản lý kinh tế và xã hội; ngoại trừ 600.000 USD chi phí văn phòng. Các chương trình này đều tuân thủ các nguyên tắc tài chính của UNDP. Trước sức ép của Mỹ, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã chấp thuận việc tiến hành một cuộc kiểm toán tại Triều Tiên để làm rõ số tiền mà UNDP sử dụng có đúng mục đích hay không?

Trong năm 2006, KTNN Trung Quốc đã công bố 42 cơ quan nhà nước dính líu tới tham nhũng và lãng phí (trước đó, Cơ quan này bị dư luận chỉ trích là đã quá nhẹ tay). Đồng thời, công khai các hồ sơ kiểm toán từ năm 2003. Bản báo cáo này đã điều tra 87 khu phát triển và 48 cơ quan ngang bộ, kết quả cho thấy 5, 5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1, 5 tỷ USD) đã bị lấy cắp khỏi ngân sách trong 2005; công bố chi tiết những vụ lạm dụng công quỹ, như: Cục Đường sắt Bắc Kinh đã dùng 164 triệu nhân dân tệ xây khách sạn ở phía Đông Bắc Kinh; một phòng quản lý thuộc Tổng cục Thể thao đã lấy 27, 8 triệu nhân dân tệ trong Quỹ xổ số để chơi chứng khoán...

M? cũng vừa ti?t l? chi phớ ph?c v? cho ho?t d?ng tỡnh bỏo trong 9 nam qua. Theo dú, trong nam 2007, ho?t d?ng tỡnh bỏo dó ng?n c?a Washington t?ng c?ng 43, 5 t? USD. Con s? này khụng bao g?m chi phớ trong ho?t d?ng tỡnh bỏo qu?c phũng, u?c tớnh 10 t? USD. Theo AP, vi?c chi tiờu này bao g?m luong cho kho?ng 100.000 nhõn viờn, cỏc chuong trỡnh v? tinh bớ m?t tr? giỏ hàng t? USD, mỏy bay chi?n d?u, vu khớ, cỏc b? c?m bi?n di?n t?, mỏy tớnh và ph?n m?m giỏn di?p...

Như vậy, công khai và minh bạch đã trở thành một tiêu chí có ý nghĩa tiên quyết trong quá trình công khai hóa và dân chủ hóa không chỉ đối với một quốc gia mà cả các tổ chức quốc tế mang tính toàn cầu.

ở Việt Nam, việc công khai kết quả kiểm toán đã được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) thực hiện ngay từ khi triển khai hoạt động kiểm toán nhà nước, nghĩa là từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20. Song, việc công khai kết quả kiểm toán chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp theo từng đối tượng và ngay tại các đơn vị được kiểm toán. Việc công khai kết quả kiểm toán chỉ thực sự sâu rộng trong đời sống xã hội thông qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng kể từ khi Luật Kiểm toán nhà nước chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2006.

Năm 2006 là năm đầu tiên KTNN công bố công khai Báo cáo kiểm toán năm 2005 đối với niên độ ngân sách năm 2004. Theo Báo cáo này, KTNN đã phát hiện, kiến nghị tăng thu, giảm chi, đưa vào quản lý qua ngân sách 4.408 tỷ đồng. Đồng thời, chỉ ra những bất cập, khuyết điểm, sai phạm từ nhiều năm vẫn chưa có giải pháp khắc phục, như: Dự toán nhiều địa phương lập và giao chưa tích cực và chưa sát thực tế; dự toán thu sự nghiệp thấp hơn nhiều so với thực hiện năm trước; các khoản để lại chi quản lý qua ngân sách tại các địa phương không được giao dự toán hoặc giao thấp hơn nhiều so với thực tế; chi hành chính ở nhiều địa phương vượt dự toán rất cao; vay đầu tư XDCB vượt mức quy định; sử dụng ngân sách cho vay, tạm ứng, chi hỗ trợ sai quy định; sử dụng dự phòng không đúng mục đích; ghi thu, ghi chi ngân sách các khoản thu để lại chi quản lý qua ngân sách không kịp thời, đầy đủ; sử dụng vượt thu không đúng thẩm quyền; hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN còn rất thấp, công tác xử lý nợ, giám sát tài chính DNNN còn hạn chế; quản lý đầu tư XDCB còn nhiều bất cập và yếu kém; đặc biệt, chỉ riêng tại Dự án Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh do PMU18 làm chủ đầu tư, KTNN đã kiến nghị xuất toán và giảm trừ quyết toán gần 50 tỷ đồng, gần bằng 10% giá trị được kiểm toán.

Theo Báo cáo kiểm toán năm 2006 đối với niên độ ngân sách năm 2005, KTNN phát hiện, kiến nghị xử lý về tài chính là 7.622, 5 tỷ đồng. Ngoài ra, KTNN còn xác định tổng số nợ đọng thuế tăng so với báo cáo của cơ quan thuế là 1.076 tỷ đồng và nợ tiền sử dụng đất của một số địa phương là 737, 2 tỷ đồng. Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã phát hiện thực trạng hiện nay là: Việc lập và giao dự toán thu chưa chấp hành nghiêm túc Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ là phải tăng thu tối thiểu 12% so với mức thực hiện năm 2004; lập và giao dự toán các khoản thu sự nghiệp thuộc NSNN tại các bộ, ngành còn thấp nhưng khi thực hiện lại vượt quá cao. Dự án khi chưa có quyết định đầu tư, thiếu thủ tục, chưa phê duyệt tổng dự toán vẫn được bố trí kế hoạch vốn; phân bổ vốn không đúng đối tượng buộc cơ quan tài chính các cấp phải điều chỉnh dự toán. Nhiều DN kê khai sai thuế suất thuế GTGT, hạch toán thiếu doanh thu chịu thuế, kê khai khấu trừ thuế đầu vào không đúng quy định, hạch toán vào chi phí SXKD các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ. Công tác quy hoạch còn nhiều yếu kém dẫn đến quy hoạch chồng chéo gây lãng phí. Quyết định đầu tư sai mục đích, vượt thẩm quyền, không cân nhắc khả năng nguồn vốn, dẫn đến nhiều dự án hoàn thành không đúng tiến độ, khối lượng đầu tư dở dang lớn; đầu tư vượt tiêu chuẩn, định mức, không phù hợp nhu cầu thực tế gây lãng phí NSNN; thiếu các biện pháp hữu hiệu trong thực hiện giải phóng mặt bằng làm chậm tiến độ thực hiện, công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn để xảy ra nhiều sai phạm. Chi quản lý hành chính vượt cả dự toán Trung ương và dự toán địa phương với tỷ lệ cao; sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng không đúng quy định còn diễn ra khá phổ biến, nhất là những khoản cho vay tạm ứng dây dưa kéo dài trong nhiều năm. BCTC của hầu hết các DN được kiểm toán phản ánh chưa đúng tình hình tài chính; chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp NSNN; nợ phải thu, phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn...

Công khai kết quả kiểm toán chỉ thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội khi các kết luận và kiến nghị của KTNN phải được các đơn vị được kiểm toán nghiêm chỉnh thực hiện. Đó chính là tấm gương phản chiếu tính hiệu lực của bộ máy nhà nước và tính hiệu quả của sự vận hành các cơ chế, chính sách bằng luật pháp. Chính vì vậy, mặc dù việc công khai kết quả kiểm toán mới chỉ thực hiện đối với niên độ ngân sách 2004 và 2005 nhưng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, thu hồi các khoản trốn, lậu thuế, các khoản chi sai chế độ tại các đơn vị được kiểm toán. Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính, tình hình thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán của KTNN về các khoản thu - chi NSNN được các đơn vị chấp hành với tỷ lệ ngày càng cao (năm 2006 là 98%). Các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương đã tiếp thu, sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ các văn bản theo kiến nghị của KTNN nhằm từng bước luật hoá và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính.

Công khai kết quả kiểm toán - sự minh bạch các mối quan hệ tài chính và lợi ích kinh tế mang tính cộng đồng

Trong khuôn khổ Hội nghị SOM3 đã diễn ra “Hội thảo về quản lý khu vực công” của ủy ban Kinh tế (EC) tại Hà Nội (tháng 9/2006), Bộ trưởng Ngân khố New Zealand John Whitehead cho rằng, để khu khu vực công vận hành tốt, đề ra mục tiêu không thôi là chưa đủ mà còn phải cần đến các yếu tố khác như thẩm quyền, cam kết, cơ cấu lành mạnh, động cơ đúng đắn, thông tin và phân tích đầy đủ, có tầm nhìn dài hạn. Bất cứ nền kinh tế nào, không phân biệt chế độ chính trị, đều cần có một nền hành chính công vững mạnh để có thể vừa điều hành tốt bộ máy quản lý Nhà nước, vừa thực hiện phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.

Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2007 do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) công bố tại Hà Nội (tháng 9/2007) cho thấy, Việt Nam đứng thứ 104/175 nước về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh, tụt sáu bậc so với năm 2006. Sự tụt bậc của Việt Nam vì nhiều lý do, trong đó, quan trọng nhất vẫn là sự thiếu minh bạch. Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poors cho rằng, mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang dưới tiềm năng, chưa đạt hiệu quả cho lắm, một phần vì thiếu thông tin và thông tin công khai không kịp thời. Công khai không phải là điều kiện đủ nhưng là điều kiện cần giúp cả người dân và các cấp lãnh đạo có thêm vũ khí hữu hiệu chống lại tham nhũng, lạm quyền và trục lợi.

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (Khoá X) đã ra Nghị quyết "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ". Tại Hội nghị này, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng định: "Mỗi đồng tiền ngân sách, có nguồn gốc từ ngân sách hoặc tài sản của tập thể, đều là mồ hôi nước mắt của nhân dân, của tập thể, do đó, phải có trách nhiệm sử dụng đúng luật pháp, đúng chính sách và có hiệu quả. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện những qui định và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công khai và minh bạch việc mua sắm công cũng như các hoạt động kinh tế khác theo luật pháp. Không dùng công quĩ làm quà tặng mang tính cá nhân; không sử dụng những phương tiện công tác và sinh hoạt quá qui định; không tổ chức các cuộc hội họp hình thức, tốn kém công của và thời gian; không lợi dụng các sinh hoạt riêng như việc tang, việc cưới, sinh nhật để phô trương thanh thế và thu lợi bất chính".

Việc công khai kết quả kiểm toán của KTNN mặc dù không có tiền lệ song hoàn toàn có thể thực hiện được, không ngoài mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả đích thực của nền kinh tế, tạo dựng niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước vì mục tiêu "dân gàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Chính vì vậy, để việc công khai kết quả kiểm toán ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, theo chúng tôi, cần quan tâm giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về KTNN và hoạt động kiểm toán nhà nước nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết sâu rộng của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương; đặc biệt là các đơn vị thụ hưởng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, các cơ quan thông tấn báo chí và truyền thông về Luật Kiểm toán nhà nước trong quá trình tiếp cận và sử dụng những kết quả đạt được của báo cáo kiểm toán thường niên. Chỉ có sự hiểu biết đúng đắn về chân giá trị của việc công khai kết quả kiểm toán mới đem lại những giá trị đích thực cho đời sống xã hội, cho sự vận động mang tính quy luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hai là, trong tương lai không xa, khi các điều khoản đã cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trở thành hiện thực, những thông lệ quốc tế đương nhiên trở thành những nguyên tắc có tính bắt buộc và được áp dụng sâu rộng trên thị trường Việt Nam, Quốc hội cần thiết phải gia tăng công tác lập pháp nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi về tính minh bạch của nền hành chính công và tài chính công. Trên cơ sở đó, coi trọng việc xem xét và đánh giá tính hiệu lực của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, nhất là những văn bản liên quan đến KTNN và hoạt động kiểm toán nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

Ba là, tiếp thu những thành tựu to lớn về khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ kiểm toán hiện đại; tăng cường và mở rộng các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương theo hướng đa dạng hóa các hình thức hợp tác trên các lĩnh vực: đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, tuyên truyền và chia sẻ thông tin,...nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nhà nước; đặc biệt là chất lượng quá trình phát hiện, đề xuất phương án xử lý và năng lực tư vấn tầm vĩ mô giúp Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng của Nhà nước có đầy đủ những thông tin tin cậy trước khi ra quyết định hoạch định hệ thống các chính sách về an sinh xã hội, tài chính, ngân sách, quản trị,...

Bốn là, căn cứ Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2007 2015 và Tầm nhìn 2020, xây dựng, ban hành và hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; đặc biệt là hệ thống các quy định, quy trình kiểm toán, hệ thống chuẩn mực KTNN, hệ thống hồ sơ, mẫu biểu, hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán,...Coi trọng công tác tuyển dụng, thi tuyển và sử dụng cán bộ; công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ theo chuyên ngành ở trình độ cao; ưu tiên hình thức mở rộng đào tạo và liên kết đào tạo kiểm toán hoạt động ở trong nước và ở nước ngoài. Triệt để khai thác kết quả của các Dự án của nước ngoài về tăng cường năng lực cho hoạt động của KTNN, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của tiến trình hội nhập toàn diện trong lĩnh vực KTNN.

Năm là, phát huy tối đa các nguồn lực của hệ thống thông tin đại chúng, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và gia tăng thời lượng thích hợp nhằm cung cấp đầy đủ và kịp thời, trung thực và chuẩn xác những thông tin về kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện các kết luận và kiến nghị của KTNN đến với công chúng, kiến tạo dư luận và định hướng dư luận xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh theo xu hướng hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế ¡

(1): Theo VietnamNet Thứ Tư, 22/02/2006,14:41

(2): Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Néi, 1996, tr.195